Những điều cần quan tâm khi lắp đặt và bảo dưỡng máy thổi khí

Ở bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn thông tin về cách hướng dẫn tính toán để chọn mua được một chiếc máy thổi khí phù hợp nhất. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu tiếp về cách lắp đặt máy thổi khí và khắc phục các sự cố thông thường.
Quý khách hàng cần thông tin tư vấn vui lòng liên hệ:
PKD : Quang Huy 0983.480.866
Click vào nội dung mà quý khách quan tâm
Cách lắp đặt máy thổi khí
Kiểm tra máy trước khi khởi động

Bảo dưỡng máy thổi khí theo định kỳ:

Sau khi mua máy thổi khí về chúng ta sẽ tiến hành lắp đặt, cần chú ý những điều như sau:
– Cần lắp đặt máy thổi khí tại nơi thông thoáng, có đủ ánh sáng, sạch sẽ, khô ráo
–  Nhiệt độ tại vị trí lắp đặt máy thổi khí không được vượt quá mức 40 – 45oC
–  Bệ đặt máy thổi khí phải thật chắc chắn, bề mặt đặt máy phải thật bằng phẳng nhằm đảm bảo khi lắp đặt máy sẽ đạt được sự cân bằng ổn định.
– Đường ống hút và xả khí phải có quy cách hợp lý nhằm truyền tải được một khối lượng không khí lớn nhất với tổn thất do ma sát là tổi thiểu. Toàn bộ phụ kiện lắp đặt như ống, van…phải được làm bằng thép.
–  Khi lắp đặt đường ống, không được để máy thổi khí phải chịu sức nặng của đường ống.  Tại các vị trí lắp van khóa, nên lắp đặt mối nối mềm để thuận tiện cho việc tháo lắp và sữa chữa.
– Tất cả đường ống phải được làm sạch bề mặt bên trong trước khi đưa vào lắp đặt
– Lắp đặt hệ thống dây điện của động cơ theo yêu cầu tại địa điểm lắp đặt và yêu cầu về mã  đấu điện tại địa điểm đó
– Động cơ cần phải có thiết bị mạch bảo vệ quá tải
– Trước khi khởi động máy, dùng tay quay động cơ để xác định được đúng chiều quay theo quy định của nhà sản xuất.
►Kiểm tra máy trước khi khởi động
– Nên kiểm tra thật kỹ máy trước khi khởi động, đảm bảo chắc chắn rằng máy không bị kẹt, không bị tiếp xúc ở bên trong
– Kiểm tra máy và đường ống. Làm sạch các chất, vật liệu bám bên ngoài nếu cần thiết.
– Tất các vị trí đầu nối cơ khí phải được xiết chặt.
– Tất cả các van phải được mở hoàn toàn
– Mạch đấu nối điện phải được đấu nối đúng
– Dây curoa phải được căn chỉnh thật thẳng, đủ độ căng để tránh dây bị lệch khi máy chạy.
– Sau một thời gian chạy thử (khoảng 7 – 10 ngày) cần kiểm tra độ dãn của dây curoa và điều chỉnh lại nếu cần thiết
– Đảm bảo chắc chắn hướng quay luôn chính xác
– Van an toàn nên được thử nghiệm ở lần khởi động máy đầu tiên nhằm đảm bảo van có thể điều chỉnh để giảm áp lực làm việc của máy khi có sự cố.
– Kiểm tra tình trạng bôi trơn của máy. Đảm bảo mức dầu trong khoang dầu luôn đủ (tức là dầu được đổ vào khoang dầu tại mức đường tâm chỉ dẫn ở mắt quan sát). Có thể dùng dầu thay thế là dầu nhớt Shell OMALA 150 – 200 hoặc tương đương.
– Nên thay dầu sau thời gian chạy máy khoảng 1 tháng. Sau đó nên thay dầu định kỳ 3 tháng một lần.
Một vấn đề được nhiều người sử dụng quan tâm đó là việc bảo dưỡng máy thổi khí. Quan niệm của nhiều người đó là cứ dùng khi nào máy có vấn đề thì ta mới tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, chúng ta nên bảo dưỡng định kỳ máy thổi khí định kỳ để máy có thể hoạt động một cách trơn chu nhất. Mang lại hiệu quả cao cho công việc cũng như để máy có tuổi thọ lâu hơn.

►Bảo dưỡng máy thổi khí theo định kỳ

Bảo trì kiểm tra hàng ngày
Công việc cần làm:
Tình trạng van an toàn, van điều chỉnh
Mức dầu bôi trơn
Hiện trạng động  cơ
Tiếng kêu bất thường khi chạy máy
Độ rung khác thường
Kiểm tra bảo trì định kỳ 3 tháng
Công việc cần làm:
Qua bài viết này, hi vọng các bạn có thể tìm hiểu được nhiều thông tin cần thiết về máy thổi khí. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm máy bơm nước nhập khẩu như : bơm nước thải tsurumi, bơm Matra, bơm Pentax….Mọi thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé.
Công ty CỔ PHẦN MATRA QUỐC TẾ
Địa chỉ: Số 41/1277 đường Giải Phóng, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0983.480.866 Mr Quang Huy
Email: matraquocte1@gmail.com

Tags: ,