Cách tính lưu lượng nước chảy qua đường ống

Cách tính lưu lượng nước chảy qua đường ống

Trong quá trình thiết kế thi công và lựa chọn thiết bị hệ thông máy bơm công nghiệp việc lựa chọn Lưu lượng và cột áp đôi khi gặp vấn đề về quãng đường đi quá xa dẫn đến lưu lượng koong đảm bảo yê cầu cho sản xuất. Để hệ thống hoạt động ổn định, cần phải tính toán kỹ kích thước đường ống cho từng hạng mục, để làm được điều này, nhà thầu thi công cơ điện cần phải tính lưu lượng nước chảy qua ống để lựa chọn sao cho phù hợp nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước chảy qua đường ống:

  • Tiết diện của đường ống
  • Vận tốc nước chảy trong đường ống
  • Lưu lượng nước chảy
  • Tính toán thực tế

TÍNH TIẾT DIỆN NGANG ỐNG.

Tiết diện = R² x Π (m2).
Trong đó.
R: Bán kính của ống
Π: Số Pi – giá trị 3.14

VẬN TỐC NƯỚC CHẢY TRONG ỐNG.

Vận tốc = √(2gh) (Căn bậc hai của 2gh).
Trong đó:
√: Căn bậc hai
g: giá trị 9.81
h: chiều cao của cột nước (m).

LƯU LƯỢNG NƯỚC CHẢY QUA ỐNG.

https://www.high-endrolex.com/13
Lưu lượng = tiết diện ống x vận tốc nước chảy qua ống = R² x Π x √(2gh)
Cách tính trên chỉ là để tính xơ bộ và xác định được lưu lượng, còn một cách tính chính xác nhất đó là dựa theo thuỷ lực, cách này lại phụ thuộc vào độ co hẹp ngang, hệ số lưu lượng,….
Theo đó, công thức tính lưu lượng nước chảy trong ống được tính theo.
QTT = QVC + α x QDD (l/s).
Trong đó:
QTT: lưu lượng nước chảy bên trong ống
α: Hệ số phân bố lưu lượng dọc đường ống, thông thường thì α = 0.5 (Q ở đoạn đầu ống max và cuối ống =0).
QDD: Lưu lượng dọc đường của phân đoạn ống đang xem xét (đơn vị tính l/s).
Trong trường hợp mà đoạn ống đang tính chỉ có lưu lượng phân phối dọc đường mà không có lưu lượng vận chuyển thông qua đoạn ống đó tới các điểm ở phía sau và lưu lượng ấy lại đi ra tại các nút cuối thì QVC = 0.
Lúc này, lưu lượng tính toán của đoạn ống sẽ là lưu lượng tại dọc đường từ đầu tới cuối đoạn ống => Lưu lượng sẽ luôn thay đổi từ QDD → 0.
Trường hợp mà các điểm lấy nước từ 20-25 trên mỗi đoạn ống, lúc này để đơn giản hoá trong quá trình tính toán, người ta thường đưa lưu lượng dọc đường về 2 nút (điểm đầu và điểm cuối) và gọi là lưu lượng nút (QN).
QN=0.5 x ∑QDD + QTTR (l/s)
Vì thế, lưu lượng tính toán của mỗi phân đoạn ống là tổng của các thành phần: lưu lượng của các đoạn ống liền kề sau nó và lưu lượng nút của cuối phân đoạn ống tính toán.
Công thức.
QTT(A) = QVC + QN(B). Đơn vị tính (l/s).

Tính toán theo thực tế:

– Biết áp lực tự do đầu ống: Có thể tra trong Tiêu chuẩn phòng cháy (chẳng hạn 6m nước với họng nước vách tường.).
– Biết vận tốc nước trong từng đoạn ống. Công thức: Vận tốc(m/s) = lưu lượng (m3/s) / diện tích ống(m2). Chẳng hạn như: ống phòng cháy thì vận tốc <10m/s.
– Bạn phải biết được đường đi của nước từ bể xuống đầu phun phải qua những ống có tiết diện nào, dài khoảng bao nhiêu. Chọn đường đi bất lợi nhất, nếu không chắc chắn thì bạn cần phải tính cho toàn bộ các đường đi của nước trong ống.
– Theo công thức trong TCVN 4513 thì bạn đã có đủ dữ liệu từ 3 phần trên để tính được độ giảm áp (do quá trình ma sát) trên dọc đường ống và tại vị trí đấu nối (Tê cút) cho từng vị trí cụ thể.
– Tiêp đó, ta tính tổng các độ giảm áp ở trên lại với nhau, bạn sẽ ra được áp lực (tính theo mét nước) của toàn bộ. Sau đó ta tiến hành so sánh với chênh cao bể và họng nước là bạn sẽ biết có đảm bảo hay không.

Quý khách muốn thuê dịch vụ bảo dưỡng hệ thống máy bơm vui lòng liên hệ:
Tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương Quảng Ninh
Liên hệ để tư vấn và khảo sát máy bơm:
Hotline:  0983.480.866 Mr Huy
Tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
 Liên hệ để tư vấn và khảo sát máy bơm:
Hotline:  0983.480.875 Mr Ninh
Tại Khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Liên hệ để tư vấn và khảo sát máy bơm:
Liên hệ 0986.327.465 Ms Hương

xem thêm: cách vận hành máy bơm chìm

Tags: ,