Máy bơm chìm tsurumi cho nhà máy xử lý nước thải cảng cá Miền Trung

Máy bơm chìm tsurumi cho nhà máy xử lý nước thải cảng cá Miền Trung

  Theo Luật Thủy sản, cảng cá là cảng chuyên dùng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng nước đậu tàu. Vùng đất cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính, dịch vụ hậu cần, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản.
Phân loại cảng cá:
– Cảng cá loại I: là cảng cá có đủ điều kiện
– Vị trí: cảng được xây dựng tại các cửa sông lớn, vùng vịnh hoặc hải đảo; thu hút tàu cá của nhiều địa phương, kể cả tàu cá nước ngoài, đến bốc dỡ thủy sản và thực hiện các dịch vụ nghề cá khác; là đầu mối phân phối thủy hải sản tại khu vực hoặc gắn liền với trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, chợ cá địa phương;
–  Các trang thiết bị chủ yếu, dây chuyền xếp dỡ được cơ giới hóa 100%;
– Có diện tích vùng cảng từ 4 ha trở lên (tại đảo thì 1 ha trở lên); có các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, nhà làm việc và các công trình phụ trợ đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm tại cảng, phòng chống cháy nổ;
– Lượng hàng thủy hải sản qua cảng thiết kế từ 15.000 tấn/năm trở lên (tại đảo là 3.000 tấn/năm)
– Cảng cá loại II: có các điều kiện sau
– Vị trí: cảng cá xây dựng tại các cửa sông, kênh, rạch, eo vịnh, đầm ven biển hoặc hải đảo; thu hút tàu cá của các địa phương và một số tỉnh lân cận đến bốc dỡ thủy sản và thực hiện các dịch vụ nghề cá khác; là đầu mối tập trung hàng thủy sản tại khu vực hoặc gắn liền với trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá địa phương;
– Một số trang thiết bị, dây chuyền xếp dỡ hàng hóa của cảng được cơ giới hóa;
– Có diện tích vùng cảng từ 2,5 ha trở lên (tại đảo thì 0,5 ha trở lên); có các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, nhà làm việc và các công trình phụ trợ đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm tại cảng, phòng chống cháy nổ;
– Lượng hàng thủy hải sản qua cảng thiết kế từ 7.000 tấn/năm trở lên (tại đảo là 1.000 tấn/năm)
Tình trạng ô nhiễm tại cảng cá
Mặc dù là nơi mua bán thủy sản cũng như cung cấp lương thực, xăng dầu cho tàu bè nhưng hiện nay, rất nhiều cảng cá của ngư dân đang ở trong tình trạng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi số lượng tàu ghe quá lớn, lượng hải sản trung chuyển nhiều cũng như hệ thống xử lý nước thải ở khu vực cảng cá hầu hết là rất thô sơ. Tình trạng này không chỉ gây ra những xáo trộn nghiêm trọng về môi trường biển ven bờ mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội của những khu dân cư quanh khu vực các cảng cá này.
 Theo thống kê của Cục Thủy sản, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì hiện nay ở nước ta có tổng cộng khoảng 70 cảng cá được cấp phép hoạt động, tập trung nhiều ở khu vực miền Tây Nam bộ. Theo đó, đây không chỉ là nơi tập trung ghe, thuyền của ngư dân sau mỗi chuyến biển mà còn chính là nơi xuất nhập hàng hóa. Ngư dân thường bán thủy hải sản khai thác được tại cảng và mua những nhu yếu phẩm cần thiết cho mỗi chuyến biển kéo dài hàng tháng trời của mình. Thông thường, mỗi cảng cá ở Việt Nam có lưu lượng ghe thuyền lưu thông lên hàng ngàn chiếc/tháng, đặc biệt là tăng cao vào mùa khai thác thủy sản như hiện nay. Chính vì vậy, qua một số khảo sát thấy rằng, hầu hết những cảng cá này đều đang bị ô nhiễm trầm trọng. Và nguy hiểm hơn nữa khi tình trạng ô nhiễm này lại diễn ra tràn lan và không kiểm soát được. Nguyên nhân chính của việc những cảng cá ở nước ta trở lên ô nhiễm là tình trạng xả thải thiếu ý thức của ngư dân khi tham gia những hoạt động tại cảng cá, đặc biệt là hoạt động bốc vác, sơ chế hàng hóa thủy sản bởi cá biển sau khi đánh bắt thường trải qua một quãng thời gian nhất định bảo quản trước khi tiêu thụ. Ngoài ra cũng cần tính đến sự quản lý lỏng lẻo của ban quản lý khu vực cảng cá khi không kiểm soát được những hành vi này.
Một trong những hoạt động khiến cảng cá trở lên ngày càng ô nhiễm chính là việc chế biến thủy hải sản ngay tại cảng. Theo đó, như một thói quen, hầu hết thủy sản sau khi vận chuyển vào cảng đều được chế biến ngay tại chỗ.
Tình trạng xăng dầu cặn bã, nguyên liệu máy móc đã được đổ xuống nước mà không được kiểm soát. Mặc dù số lượng chất thải này là không lớn nhưng tác hại của nó tới môi trường sinh thái biển lại rất nguy hiểm bởi đó là những hóa chất khó bị tiêu hủy, có thể tồn tại một thời gian dài trong môi trường nước biển và tác động tiêu cực lên nhiều loài sinh vật biển ở khu vực thềm lục địa. Vì vậy, để xử lý và hạn chế lượng chất thải công nghiệp này ở những khu vực cảng cá cũng là một vấn đề hết sức nan giải và khó khăn.
Nước thải được thu gom chảy vào hố thu của hệ thống xử lý. Tuy nhiên, trước khi vào hố thu để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống cho các công trình phía sau nên ta lắp đặt song chắn rác thô để loại bỏ được các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau khi đã loại bỏ được các tạp chất thì nước thải sẽ được bơm lên bể điều hòa, tại bể có lắp đặt máy khuấy trộn chìm nó sẽ giúp hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể. Điều này nhằm mục đích ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu và điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải.
Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể tuyển nổi DAF. Tại đây, pH sẽ được điều chỉnh cũng như tiến hành sục khí với áp suất và lưu lượng thích hợp tạo điều kiện cho quá trình tuyển nổi. D ầu mỡ và các chất lơ lửng sẽ nổi lên trên dưới lực nâng của bọt khí, sau đó chúng tập hợp với nhau thành lớp bọt chứa hàm lượng ô nhiễm cao hơn trong chất lỏng ban đầu. Chất nổi được vớt bằng hệ thống gạt bùn và đưa về bể thu gom bùn.
Nước từ bể DAF được bơm lên bể UASB, quá trình phân hủy kỵ khí trong bể UASB diễn ra theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí  => CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …
Quá trình phân hủy trải qua 4 giai đoạn:
– GĐ 1: Thuỷ phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử.
– GĐ 2: Axit hoá. Giai đoạn này, các chất hữu cơ đơn giản lại bị chuyển hoá thành axit acetic, H2 và CO2. Các axit hữu cơ dễ bay hơi chủ yếu là axit acetic, axit lactic và axit propionic. Ngoài ra, CO2 và H2O, các ancol đơn giản khác cũng được hình thành trong quá trình cắt mạch hydratcacbon. Vi sinh vật phân giải metan chỉ có thể phân huỷ một số loại cơ chất nhất định như CO2+ H2, format,acetat, metylic, CO. Sự hình thành các axit có thể làm pH giảm.
– GĐ 3: Acetate hoá. Vi khuẩn acetic chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn axit hóa thành acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.
– GĐ 4: Methane hoá. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân hủy kỵ khí. Acid axetic,CO2, H2, HCHO và methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới. Đây là giai đoạn mà COD giảm, trong các giai đoạn trước hầu như COD không giảm
Nước thải sau khi qua bể UASB sẽ được bơm qua bể MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) là công nghệ kết hợp được các ưu điểm vượt trội của hệ thống xử lý bùn hoạt tính và bể lọc sinh học, sử dụng các giá thể sinh học cho các vi sinh vật bám vào tạo lớp màng để vi sinh vật phát triển và thực hiện phân hủy các chất hữu cơ, hợp chất nito, phospho trong nước thải. Bể hoạt động tốt trong điều kiện lưu lượng, tải lượng ô nhiễm cao.
Tại Bể MBBR sẽ có Máy thổi khí sẽ cung cấp khí cho bể MBBR để đảm bảo quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ. Nước thải qua bể MBBR sẽ khử được các chất hữu cơ, loại bỏ chất dinh dưỡng (nitơ, photpho) với hiệu quả cao nhờ vào giá thể trong bể. Giá thể là chổ cứ trú của phần lớn VSV trong bể, tại đây tạo điều kiện thuận lợi cho các loại VSV khác nhau phát triển nhằm xử lý nước thải tốt nhất.
Sau bể MBBR nước thải và bùn hoạt tính sẽ được dẫn sang bể lắng II, bùn sẽ được lắng nhờ trọng lực. Bùn sau khi lắng được bơm về bể nén bùn. Sau đó thải được đưa qua bồn lực áp lực để loại bỏ triệt để các cặn còn sót lại trong nước trước khi ra nguồn tiếp nhận. Bồn lực áp lực sử dụng vật liệu lọc chủ yếu là soi, cát. Bể lọc phải được rửa định kì nhằm tăng khả năng lọc của vật liệu, nước thải rửa lọc được đưa vào bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
Cuối cùng đưa tới bể khử trùng. Tại bể khử trùng, nước thải được khử trùng bằng nước Javen, đây là loại hóa chất khử trùng được sử dụng rộng rãi do hiệu quả diệt khuẩn cao và giá thành rẻ. Qúa trình khử trùng xảy ra hai giai đoạn: trước tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua có tế bào vi sinh vật, tiếp đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Bùn ở bể chứa bùn được bơm qua máy ép bùn bang tải để loại bỏ nước, giảm khối tích bùn. Bùn khô được cơ quan chức năng thu gom và xử lý định kỳ. Tại bể chưa bùn, không khí được cấp vào để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.
Nước sau khi qua bồn lực áp lực đạt tiêu chuẩn xả thải vào nguồn tiếp nhận theo QCVN 11:2015/BTNMT.
Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải cảng cá
– Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải.
– Nước thải sau xử lý đạt yêu cầu quy chuẩn.
– Diện tích đất sử dụng tối thiểu.
– Dễ vận hành và quản lý hệ thống.

– Hệ thống sử dụng bể MBBR (dạng cải tiến của bể Aerotank) với hiệu suất cao

Ngoài phương án xử lý nước thải cảng cá đã nêu trên chúng tôi còn có thể đưa ra những phương án hiệu quả phù hợp với yêu cầu khách hàng.

Quý khách vui lòng liên hệ:
Tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương Quảng Ninh
Liên hệ để tư vấn và khảo sát máy bơm:
Hotline:  0983.480.866 Mr Huy
Tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Liên hệ để tư vấn và khảo sát máy bơm:
Hotline:  0983.480.875 Mr Ninh
Tại Khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Liên hệ để tư vấn và khảo sát máy bơm:
Liên hệ 0986.327.465  Ms Hương

Tags: , ,